Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

thumbnail

Ứng dụng của cáp cao su trong nền công nghiệp hiện đại

 Cáp cao su là loại cáp được sản xuất từ cao su hoàn toàn tự nhiên, với lõi dẫn được làm bằng đồng (Cu) nguyên chất. Loại cáp này có độ dẫn điện tốt, hơn thế nữa lại có khả năng chịu được ẩm, dễ dàng sử dụng trong nhiều ngành nghề như điện dân dụng, điện công nghiệp (hầm mỏ, tàu thuyền…).

Sản phẩm đã không còn xa lạ đối với những công nhân kỹ thuật nói chung và những người sử dụng điện nói riêng. Ngoài những ứng dụng trong ngành điện dân dụng, loại dây cáp cao su này còn có những ứng dụng trong các ngành khác.



Dưới đây sẽ là ứng dụng của cáp cao su trong nền công nghiệp hiện đại

Cáp cao su sử dụng trong các nhà máy hạt nhân thường được phân thành hai loại:

- Cáp CLASS 1E: giúp chống lại khả năng phóng xạ của các lỗ thủng từ các lò phản ứng, sự nhiễm điện, sự loại bỏ nhiệt của các khoang tàu hay sự phân cách giữa các khoang tàu khi có tai nạn hạt nhân xảy ra.

- Cáp NON CLASS 1E: được sử dụng trong các khu vực không an toàn, dung cho tua bin, đường ray…

Sử dụng cáp cao su cho các đầu máy xe lửa

Cáp cao su sử dụng cho các loại xe cộ phải là loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn về CO, CQ, không độc (không có khí halogen).

Bộ phận thông tin, bộ phận điều khiển, bộ phận đo lường… của tàu điện cao tốc, xe điện ngầm, tàu hỏa… sẽ sử dụng loại cáp này.

Bên cạnh đó, cáp bọc cao su cũng được dung trong đường dây truyền tín hiệu ở nhà ga hay giữa các đường sắt.

Sử dụng cáp cao su trong các nhà máy hạt nhân

Sử dụng cáp cao su cho các tàu chiến

Loại cáp điện sử dụng cho các tàu chiến phải được cục hàng hải các nước công nhận và cấp chứng chỉ bởi quân đội (chứng chỉ NAVSEA của Mỹ).

Những loại cáp cao su được sử dụng trong các tàu chiến đó là cáp điều khiển, cáp điện lực. Người ta thường sử dụng sản phẩm bên trong các thiết bị đo đạc của các loại tàu khác nhau như tàu ngầm, chiến hạm.

Cáp cho các tàu chiến được phân ra như sau:

- MIL-DTL-24643B: gồm cáp chống nước và cáp không chống nước. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn, có thể chống sự mài mòn.

- MIL-DTL-24640B: gồm cáp chống nước và cáp không chống nước. Sản phẩm nhẹ và dẻo, dễ dàng lắp đặt, được sản xuất theo tiêu chuẩn.

- VG 95218: có khả năng chống thấm dầu, chống bén lửa, không chứa khí halogen.

Sử dụng cáp ngầm trên biển

Cáp ngầm được phân loại như sau:

  • AS 4193
  • JIS HF
  • NEK 606 (cáp chống bùn)
  • BS 6883/7917 (sử dụng vật liệu chống dầu)
  • IEEE 1580 P (rất mềm, dễ uốn)
  • IEEE 1580 LSE/LSX

Những loại cáp cao su được sử dụng ngầm trên biển đó là cáp điều khiển, cáp điện lực. Người ta thường sử dụng sản phẩm bên trong các thiết bị đo đạc của các loại tàu khác nhau như LNG, FPSO.

Cáp ngầm trên biển được cấp chứng chỉ UL, ETL và GOST.

Sử dụng cáp cho tàu biển

Cáp tàu biển được phân loại như sau:

JIS C 3410 (phổ biến tại Nhật Bản, Hàn Quốc)

IEC SHF1 (cáp dẻo, thân thiện với môi trường do không chứa halogen, khí acid)

DIN 89158-89160 (được phân thành cáp có độ mềm dẻo cao và cáp không có thành phần acid gây hại)

IEEE 1580 E/X (cách điện kiểu E - cách điện cao su và kiểu X - cách điện XLPE)

thumbnail

Những điều cần biết về cáp cao su

 Dây cáp điện hiện nay được làm từ nhiều loại khác nhau, tiêu biểu nhất là đồng, nhôm và trong đó có cả cáp cao su.

Nhà nước rất chú trọng tới việc hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống của người dân. Nhất là đối với ngành điện lực - một ngành rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển đất nước. Nhà nước cũng đã lựa chọn sử dụng những giải pháp công nghệ có tính khả thi cao.

Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về dây cáp điện bọc cao su và ứng dụng của nó trong đời sống




Ưu điểm vượt trội của cáp cao su so với dây dẫn thường

Với tốc độ đô thị hóa - hiện đại hóa đất nước tăng nhanh thì việc dùng dây cáp bọc cao su thay thế cho đường dây trần trước đây là hoàn toàn phù hợp.

Trong khi sử dụng, ngoại trừ trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn gây ra thì đường dây cáp điện bọc cao su có rất nhiều ưu điểm vượt trội.

An toàn hơn:

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế tuyến dây dùng chung hai cấp điện áp trung áp và hạ áp. Hơn nữa với lớp vỏ cao su được làm từ chất liệu chất lượng nhất thì sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ chạm chập khi có vật thể lạ rơi vào đường dây, ngăn chặn được nguy cơ xảy ra ngắn mạch khi vi phạm khoảng cách giữa các pha, thuận lợi cho việc thi công trong những địa hình hiểm trở, phức tạp.

Đảm bảo hơn:

Vào các ngày mưa bão có mưa to, gió lớn dây cáp điện 3 pha cadivi đảm bảo hơn rất nhiều so với đường dây trần thường, hạn chế được tác động về cơ học lên đường dây ở những vùng có tuyết phủ, thuận lợi trong quá trình lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa trong điều kiện mang điện.

Giảm nguy cơ tai nạn về điện:

Dây cáp cao su có lớp cách điện rất tốt nên nguy cơ xảy ra các tai nạn về điện là rất thấp. Trước khi sử dụng dây trần, các thợ điện dễ bị điện giật do chất lượng cách điện của các dây trần không đảm bảo nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.

Chịu được nguồn điện cao:

Nếu so với dây dẫn thì cáp điện còn có ưu điểm lớn khác đó là khả năng tiếp thu nguồn điện lớn hơn nhiều so với dây trần. Ngày nay, chỉ cần đi tới đâu bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh dây cáp điện. Từ tủ lạnh, TV tới các thiết bị máy móc cần một bộ “cơ bắp” khỏe mạnh,… nhất là trong các nhà máy, khu công nghiệp, dây cáp điện bọc cao su được ứng dụng một cách rộng rãi.

Sản phẩm này có nhiều ưu điểm như thế mà giá thành của nó chẳng hề đắt hơn so với dây trần quá nhiều. Với một loạt các ưu điểm vừa nêu chắc hẳn nhiều người đã siêu lòng trước nó và chỉ muốn vứt bỏ một đống dây trần cũ mèm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy chập, giật điện phải không nào?

Dây cáp cao su tiêu biểu:

Cáp hàn thông thường đều được bọc cách điện bằng cao su. Cáp hàn có nhiều loại, chủ yếu khác nhau về loại cao su. Cáp hàn cũng như các loại cáp nhiều lõi bọc cao su khác đó là đặc tính cơ bản là mềm dẻo, để uốn cong, dễ quấn thành khoanh tròn mà không bị xoắn, rối, cáp thường hay được dùng cho máy hàn hoặc các máy móc thiết bị di động khác.

Ngoài đặc tính cơ bản là mềm dẻo, cáp điện bọc cao su còn có thể có thêm các đặc tính như chịu mài mòn cao, chịu dầu, chịu ozone, chống cháy… tuỳ theo yêu cầu sử dụng để chọn loại cáp phù hợp.

Hầu hết ruột dẫn của dây cáp hàn hoặc dây cáp điện bọc cao su sử dụng ruột dẫn kiểu mềm, bao gồm rất nhiều sợi đồng rất nhỏ được bện với nhau để cùng với lớp bọc cao su tạo ra sản phẩm cáp rất mềm dẻo

Hiện nay trên thị trường rất nhiều loại dây cáp hàn hoặc dây cáp bọc cao su, nhưng đa số dường như chỉ dừng lại ở 2 chữ “cao su” mà thôi.

Trong khi đó vật liệu “cao su” có rất nhiều loại khác nhau có các đặc tính khác nhau, nếu người sử dụng chỉ cảm nhận bằng cảm quan về độ mềm dẻo mà không quan tâm đến loại cao su, khả năng chịu nhiệt, chịu mài mòn, chịu dầu, độ bền cơ, lão hoá … thì rất có thể mua nhầm hàng kém chất lượng.

Phần ruột đồng bên trong cũng thường bị “rút ruột” bằng cách làm thiếu tiết diện hoặc dùng đồng không đúng phẩm chất, mà đại đa số là kết hợp cả hai cách “rút ruột” đó.

thumbnail

Thông tin cơ bản về cáp chống cháy


Trong các thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng thì an toàn cháy nổ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Do đó các thiếp bị phòng chống cháy nổ, đặc biệt là cáp chống cháy thường được dùng để giảm thiểu rủi ro xảy ra tai nạn cháy nổ. Hãy cùng capdiensaigon.com tìm hiểu thông tin về cáp chống cháy để hiểu hơn về biện pháp kiểm soát rủi ro xảy ra cháy nổ và ngăn chặn được đám cháy.


1) Các loại cáp chống cháy

Các loại cáp chống cháy được sản xuất bằng chất rắn được tôi nhẵn hoặc lõi đồng được bện. Trước đây vỏ cáp chống cháy được làm bằng nhựa tổng hợp PVC, nhưng vì khi cháy lớp vỏ sẽ tạo ra khói và thải một lượng lớn khí độc ra môi trường gây hại cho sức khỏe nên đã được các nhà sản xuất đổi thành chất liệu khác. Ngày nay, vỏ cáp chống cháy được làm từ những chất liệu ít khói và không tạo ra khí độc như LSZH (Low Smoke Zero Halogen).
2) Công dụng

Cáp chống cháy là loại cáp được sử dụng trong những công trình có tầm cỡ và đòi hởi tính an toàn cao (sân bay, cao ốc, khu thương mại, chưng cư cao cấp, các khu resort...). Ở những nước phát triển thì cáp chống cháy được sử dụng nhiều trong hệ thống điện công trình (đặc biệt là hệ thống thoát hiểm, hệ thống báo cháy, hệ thống điện chính,...). Cáp chống cháy còn được sử dụng trong các hệ thống chuyên biệt khác như: hệ thống báo cháy; hệ thống phun nước chữa cháy; thiết bị dò tìm và thoát khói; hệ thống đèn báo nguy khẩn cấp và báo lối thoát hiểm…
3) Cấu tạo và tính năng

Lõi dẫn điện được bảo vệ bằng băng chắn lửa và được cách điện bằng hợp chất nhiệt rắn ít khói không Halogen hoặc XLPE. Các lõi được đặt cùng nhau và được bảo vệ bằng vỏ bọc chất liệu ít khói không Halogen được bọc thép quanh dây cáp đối với các dây cáp nhiều lõi hoặc dây dẫn bằng nhôm đối với các cáp đơn và cuối cùng được bảo vệ bằng lớp vật liệu ít khói không Halogen ở ngoài.

Cáp chống cháy có cấu tạo gồm : lõi đồng, lớp cách điện Mica chống cháy, lớp cách điện XLPE (loại 1 lõi có tiết diện dưới 6mm² thì không có lớp này), lớp vỏ bảo vệ LSZH.

Các cáp chống cháy không có giáp bảo vệ không có lớp đệm bên trong và lớp bọc thép. Vỏ bọc ít khói không Halogen của tất cả các loại cáp này chống được tia cực tím. Loại Cáp FR có loại điện áp 600/1000V và được sản xuất theo BS 7211 (Dây dẫn đơn), IEC 60502 (không có giáp) và BS 7846 (Có giáp).

Mục đích của việc sử dụng cáp chống cháy là để đảm bảo sự an toàn cho con người, giảm thiệt hại khi xảy ra nạn hỏa hoạn. Đây là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống công trình, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống những tai nạn về người lẫn tài sản. Để biết thêm thông tin về các loại sản phẩm của cáp chống cháy. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với capdiensaigon.com để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

thumbnail

9 tiêu chuẩn của cáp chống cháy, cáp chậm cháy

 Cáp chống cháy, cáp chậm cháy ngày càng được sử dụng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp, văn phòng, tòa nhà nhằm phòng chống và giảm thiểu các nguy cơ về cháy nổ. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được hai loại cáp này để có được sự lựa chọn và ứng dụng loại cáp phù hợp nhất. Cùng capdiensaigon.com tìm hiểu về cáp chống cháy, cáp chậm cháy và những tiêu chuẩn của chúng qua bài viết dưới đây.



1/ Cáp chống cháy không có nghĩa là cáp không bị cháy

Cáp chống cháy không có nghĩa là cáp không bị cháy hoặc chống lại sự cháy, mà nó có đặc tính khó cháy hạn chế cháy lan và khi bị cháy thì cáp vẫn có thể dẫn điện trong một khoảng thời gian theo cấp độ tiêu chuẩn quy định của loại cáp đó.

9 tiêu chuẩn của cáp chống cháy:

  1. Theo tiêu chuẩn IEC 60331: Cáp chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong thời gian ít nhất là 90 phút
  2. Theo tiêu chuẩn CNS 11174: Điều kiện cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút
  3. Tiêu chuẩn BS 6387 loại A: Chống cháy ở nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ
  4. Tiêu chuẩn BS 6387 loại B: Chống cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ
  5. Tiêu chuẩn BS 6387 loại C: Chống cháy ở nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ
  6. Tiêu chuẩn BS 6387 loại W: chống cháy khi có nước ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu thêm 15 phút nữa khi có nước phun tác động lên cáp
  7. Tiêu chuẩn BS 6387 loại X: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút
  8. Tiêu chuẩn BS 6387 loại Y: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút
  9. Tiêu chuẩn BS 6387 loại Z: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút

Có hai loại cáp chống cháy thông dụng là:

  • Cu/Mica/XLPE/FR-PVC: cáp chống cháy loại thường, có vỏ ngoài là FR-PVC và FR-CL
  • Cu/Mica/XLPE/LSFH: cáp chống cháy ít khói không độc, có vỏ ngoài là LSFH

2/ Cáp chậm cháy

Cáp chậm cháy là cáp bình thường nhưng có thêm đặc tính khó cháy, hạn chế cháy lan như cáp chống cháy. Nhưng khi bị cháy vẫn chập điện, ngắn mạch như cáp thường.

Một số tiêu chuẩn của cáp chậm cháy:

  • Theo tiêu chuẩn CNS 11175: Cáp có đường kính ngoài ≤ 15mm, cấp chịu nhiệt là 300 độ C trong 15 phút và cáp có đường kính ngoài > 15mm, cấp chịu nhiệt 380 độ C trong 15 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-1: Thử nghiệm lan truyền ngọn lửa theo phương thẳng đứng đối với dây đơn và cáp đơn cách điện. Khoảng cách cháy xém của vỏ bọc đo được từ đầu kẹp xuống phía dưới ≥ 50mm. Nếu áp dụng tiêu chuẩn IEEE 383 thì phần cháy không lan lên đỉnh.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 Loại A: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 7l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-23 Loại B: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 3.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-24 Loại C: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 1.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.

About

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Cáp Điện Sài Gòn là website chuyên kinh doanh cáp điện công nghiệp, là website chung của Công ty TNHH Sài Gòn Cable và Công ty TNHH MTV Sangjin Việt Nam. Chúng tôi tư vấn và cung cấp các sản phẩm cáp điện thương hiệu Sangjin và Imatek.

Cách chọn và biểu quản lí hột điều báng nánh nấm mốc, hư hại

Bộ biên soạn thảo văn bản giàu toan thể, editor1, Nhấn ALT + 0 đặt tốt viện trợ hồi sắm hạt điều các bạn đều thấy ghi trên bao so bì là th...